T.Ư Đoàn trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại vùng cao A Lưới
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Phạm Quang Ái đã công bố nghị quyết của HĐND về sắp xếp tổ chức bộ máy; công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, bổ nhiệm ông Mai Văn Quyết làm giám đốc sở và 6 phó giám đốc. Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, bổ nhiệm ông Trần Văn Hưng làm giám đốc và 6 phó giám đốc.Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, bổ nhiệm ông Vũ Trọng Quế làm giám đốc và 3 phó giám đốc.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, bổ nhiệm ông Phạm Quang Ái làm giám đốc và 5 phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Sơn, làm giám đốc và 9 phó giám đốc.UBND tỉnh Nam Định duy trì 7 cơ quan chuyên môn (có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong), gồm: Sở VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã điều động ông Vũ Chính Tâm, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nam Định, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lưu Văn Tuyển, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Trịnh Xuân Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh, các sở phải triển khai ngay các thủ tục về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát các nhiệm vụ, công việc và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động từ ngày 1.3 tới, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để trống về địa bàn, lĩnh vực.Ngoài ra, các đơn vị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh theo quy định.Tàu khai thác cát trái phép bỏ chạy, xả cát xuống sông khi thấy cảnh sát
Cách khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không xa là đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Dù thời tiết se lạnh nhưng trong những ngày đầu năm mới đã có hàng nghìn người dân đã đổ về đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) viếng thăm, dâng hương, dâng lễ vật. Du khách đến đây chủ yếu là người dân 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh về xin lộc đầu năm, cầu sức khỏe, bình an, tài lộc.
Sao nữ của Dĩ Ái Vi Doanh vào 'tứ đại phèn nữ' vì gu thời trang
Đã trải qua 4 năm đi học xa nhà, nhưng lần nào hết tết phải vào lại thành phố, Nguyễn Thị Kim Tiền, quê ở tỉnh Quảng Nam, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng buồn da diết. “Mặc dù đã về nhà ăn tết hơn nửa tháng nhưng mình vẫn ước gì hôm nay mới 30 tết để được ở nhà thêm nhiều ngày nữa. Càng lớn, thời gian ở nhà ít dần nên lần nào có dịp về quê mình cũng trân trọng từng giây từng phút ở bên gia đình. Lúc về vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi đi lại buồn bấy nhiêu”, Tiền tâm sự.
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.
Mang mùa hè vào phòng khách - ý tưởng bắt trend các tín đồ chớ bỏ qua
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.